My Trần's profile

Tháp nhu cầu Maslow và cách ứng dụng trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow và cách ứng dụng trong Marketing
Để thiết lập chiến lược Marketing thành công, bạn cần nắm bắt được tâm lý khách hàng và thỏa mãn được nhu cầu của họ. Để làm được điều đó, bạn cần nắm được nhu cầu của họ. Khi đề cập đến nhu cầu của khách hàng, một trong những lý thuyết quan trọng và được ứng dụng rộng rãi nhất là tháp nhu cầu Maslow.

Lý thuyết này được nhà tâm lý học Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Theo Maslow, nhu cầu của con người có thể được chia làm 5 cấp độ (tầng): sinh lý, an toàn, xã hội, được quý mến và được thể hiện mình. Và nếu muốn thỏa mãn nhu cầu ở tầng trên của khách hàng, bạn cần phải thỏa mãn nhu cầu ở các tầng dưới trước đã.

Vậy làm thế nào để ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing?

Phân tích các bậc trong tháp nhu cầu của Maslow

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs​​​​​​​
Tầng này gồm các nhu cầu sinh lý cơ bản nhất: ăn, uống, ngủ, không khí, bài tiết… Đây là những nhu cầu bức thiết và chung nhất của mỗi con người, đảm bảo cho con người có thể tồn tại. Chắc chắn rằng không một ai có thể sống khi thiếu các nhu cầu này.

Đây cũng là những nhu cầu đầu tiên mỗi con người hướng đến và mong muốn đạt được. Nó cũng ảnh hưởng đến các hành vi của con người. Do đó, con người nỗ lực, phấn đấu, thậm chí cạnh tranh với nhau để đạt được chúng.

Nếu con người không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh lý cơ bản nhất này thì sẽ không thể phát sinh các nhu cầu khác ở bậc cao hơn. Dĩ nhiên, không ai nói rằng: “Tôi không cần ăn uống hay ngủ nghỉ nhưng tôi cần sống trong ngôi nhà an toàn, trong một tập thể hòa đồng, tích cực.”, phải không?

2. Nhu cầu được an toàn (Safety Needs)

Khi nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an toàn trong gia đình.

3. Nhu cầu tình cảm (Love/belonging Needs)

Sau khi nhu cầu an toàn được thỏa mãn, đây là nhu cầu được gia nhập vào xã hội, hay nói cách khác là nhu cầu có gia định, bạn bè của con người.

Nói một cách cụ thể, nhu cầu này sẽ khiến con người muốn gia nhập vào một nhóm hay tổ chức nào đó. Từ thời nguyên thủy, con người đã có nhu cầu sống theo bầy đàn, thời đại hiện nay thì nó thể hiện ở những hành động như kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia các câu lạc bộ,..

Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, con người sẽ cảm thấy cô độc, dần dần cảm thấy bất an với xã hội, môi trường sống xung quanh, và có thể sẽ dẫn đến những bệnh về tinh thần.

4. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)
Tầng 4 là một tầng nhu cầu hai chiều, gồm những nhu cầu muốn được người khác quý trọng, tin tưởng cũng như những nhu cầu tự tin vào chính mình, tự tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, con người của bản thân . 

Việc được đáp ứng các nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ vâng lời và học tập tích cực hơn hay một người trưởng thành cảm thấy thoải mái, tự do, có nhiều năng lượng để làm việc và đạt hiệu quả cao hơn.

5. Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization)

Theo học thuyết Tháp nhu cầu Maslow, thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất, nằm ở đỉnh của tháp. Cá nhân giờ đây đã có đầy đủ tất cả mọi thứ về vật chất lẫn tinh thần. Điều này giúp họ không cần bận tâm nhiều về chúng nữa, thay vào đó, họ sẽ dành thời gian để tập trung vào việc hoàn thiện bản thân mình. 

Có thể họ sẽ định hướng bản thân giống như các siêu anh hùng giải cứu thế giới trong phim viễn tưởng. Nhưng cũng có thể họ lạc lối trong quá trình thể hiện bản thân mình, biến họ trở thành kẻ gây rối số 1 chỉ vì tìm kiếm sự công nhận cho tài năng của mình.

Ứng dụng tháp nhu cầu trong Marketing

Trong Marketing tháp nhu cầu Maslow cũng hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Định vị phân khúc khách hàng: với mỗi nhóm khách hàng khác nhau họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. Cho nên bạn cần biết được nhu cầu của của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách làm marketing phù hợp nhất.

Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải thông điệp: sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành vi khách hàng. Những yếu tố liên quan như sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… được xác định dựa theo các cấp độ của mô hình Maslow đem lại hiệu quả cao nhờ đó thiết kế thông điệp truyền thông phù hợp đến từng đối tượng khách hàng.

>>> 4 Giải pháp Marketing tổng thể cho doanh nghiệp SMEs

Kết luận

Vừa rồi bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm tháp nhu cầu Maslow là gì cũng như tháp nhu cầu Maslow trong marketing. Mong rằng với những thông tin về Maslow tháp nhu cầu của bài viết, đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến tháp nhu cầu Maslow, mời bạn để lại nhận xét để cùng https://bit.ly/3cSyelD tìm hiểu thêm nhé.
Tháp nhu cầu Maslow và cách ứng dụng trong Marketing
Published:

Tháp nhu cầu Maslow và cách ứng dụng trong Marketing

Published: